NGÀY LỄ THẤT TỊCH - LỄ HỘI TANABATA CỦA NHẬT BẢN

Ngày đăng: 05-07-2021

Ngày lễ Thất tịch hay còn được biết đến với tên Lễ hội ngôi sao, Lễ hội Tanabata hay ngày lễ Ngưu Lang - Chức nữ, là một ngày lễ lớn và lãng mạn nhất trong các ngày lễ của Nhật Bản. Cùng tìm hiểu về ngày lễ này với ATI Việt Nam qua bài viết sau đây.

I. TRUYỀN THUYẾT

Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi đi ngang qua, nàng đem lòng si mê gã điên cuồng. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi, còn đàn bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.

Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân Hà. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.

II. NGUỒN GỐC TÊN GỌI

Ban đầu, ngày lễ Tanabata tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch tại nhiều quốc gia. Tại Nhật Bản, theo sự thay đổi của thời đại, ngày lễ này tổ chức theo lịch dương, từ đêm ngày 6/7 và kết thúc vào sáng ngày 7/7. Tên của lễ hội được viết theo chữ Hán là Thất tịch (nghĩa là "Đêm mồng 7"). Nhưng với ý nghĩa đề cao tính bản địa, tại Nhật Bản lễ hội được gọi là "Tanabata" đồng âm với từ "Khung cửi" của Ohirime trong truyền thuyết. 

Lễ hội Tanabata đã trở nên phổ biến rộng rãi trong thời đại Edo. Vào thời điểm này, những cô gái có người yêu đi làm ăn xa đều viết lên những vạt vải hình chữ nhật dài và treo lên những nhánh tre, tựa như những dải ngân hà - gửi thương nhớ và cầu mong ngày sớm được trùng phùng với người thương của họ.

III. HOẠT ĐỘNG  VĂN HÓA

1. Tham gia lễ hội tại địa phương

Nhiều địa phương như tỉnh Shizuoka, Kanagawa, Sendai tổ chức lễ hội rất lớn: lễ diễu hành của đèn Tanabata theo hình nhân vật hoạt hình nổi tiếng, thưởng thức điệu múa Yosakoi... Bên cạnh đó, có nhiều hoạt động, trò chơi truyền thống của Nhật Bản được tổ chức như nghi thức đập rượu sake, trò vớt cá vàng, làm vòng may mắn,...

2. Viết giấy Tanzaku 

Mọi người viết mong muốn của họ trên các dải giấy nhỏ và đầy màu sắc và treo chúng lên các nhánh tre. Thuật ngữ Nhật Bản cho các giấy tờ này là tanzaku. Ngoài ra, một số người cũng trang trí các nhánh tre bằng nhiều loại giấy trang trí và đặt chúng bên ngoài nhà của họ. Vào những ngày gần ngày lễ Thất tịch, tại các nhà ga, cửa hàng, siêu thị,... sẽ chuẩn bị sẵn nhánh tre và các dải giấy màu để khách hàng có thể viết điều ước của bản thân. Vì thế, bạn cũng đừng ngần ngại viết cho mình những điều ước tại đây nhé.

3. Mặc Yukata

Tháng 7 đang là mùa hè nên nhiều người mặc Yukata, tham dự lễ hội. Người Nhật còn coi ngày này là một dịp đặc biệt để hẹn hò và tỏ tình nên các bạn nữ sẽ mặc những bộ Yukata rất đẹp để đi chơi với người mình thích.

4. Xem pháo hoa

Tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, nhiều nơi tổ chức bắn pháo hoa tại khu vực gần sông. Các cặp đôi hay cùng nhau đi xem pháo hoa.

5. Ăn mì Soumen

Mì Soumen là một loại mì ramen đặc biệt của Nhật, làm từ gạo, sợi nhỏ. Vào dịp lễ này, khác với người Việt ăn chè đậu đỏ, người Nhật hay ăn mì Soumen vì sợi mì giống với sợi vải dệt của công chúa Orihime. Ngoài ra, do loại mì này rất ngon khi ăn lạnh nên càng phù hợp để ăn vào mùa hè.

Trên đây là những thông tin về ngày lễ Thất tịch. Hy vọng rằng các bạn quan tâm tới Nhật Bản đã hiểu thêm về ngày lễ lãng mạn này.

 

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ATI VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 51, ngõ 22 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Ngoại Ngữ-ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0988 476 296 - 0866 722 099

Bình luận

Bài viết khác

Liên hệ tư vấn

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ATI VIỆT NAM

Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ