NGÀY LỄ OBON NHẬT BẢN VÀO THÁNG 8

Ngày đăng: 29-09-2020

Ngày lễ Obon là một trong những ngày lễ lớn của Nhật Bản. Ảnh hưởng của Phật giáo, ngày lễ Obon của Nhật Bản gần giống như lễ Vu lan báo hiếu tại Việt Nam nhưng cũng có những điểm khác biệt riêng, mang đậm văn hóa truyền thống Nhật Bản. 

 

 

I. Lễ Hội Obon

Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người đã mất), là một lễ hội thể hiện phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu. Ngày lễ Obon được tổ chức vào ngày 13 - 15 tháng 8 hằng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Nhật Bản và luôn mang đậm sắc màu linh thiêng, huyền bí. Ngày lễ này đã có tại Nhật Bản hơn 500 năm, bắt nguồn từ phong tục của người theo Phật giáo. Trong văn hóa Nhật Bản, Obon là dịp thể hiện lòng biết ơn với cội nguồn tổ tiên, tưởng nhớ tới người thân đã mất và cũng là cơ hội đoàn tụ, sum vầy bên gia đình. 

 

Đồ cúng mà người Nhật hay chuẩn bị vào ngày lễ Obon

 

II. Thời gian tổ chức Obon

Theo truyền thuyết, Mokuren đã làm lễ cúng các nhà sư vào ngày 15 tháng 7. Đúng ra, ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày mà lễ hội Obon được tổ chức. Tuy nhiên mỗi vùng lại hiểu truyền thuyết theo một cách khác nhau. Điều này dẫn đến việc lễ hội Bon có nhiều thời điểm tổ chức khác nhau tùy theo từng vùng khác nhau. Hiện có 3 mốc thời gian chính diễn ra lễ hội Bon ở Nhật Bản: 

- Bon tháng 7: lễ hội Bon tháng 7 được gọi là Shichigatsu Bon được tổ chức vào ngày 15/07 theo dương lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Bon tháng 7 có thể nhắc đến như Tokyo hay Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa

- Bon truyền thống: lễ hội Obon truyền thống được tổ chức vào ngày 15/07 theo Âm lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Obon theo ngày 15 tháng 7 âm lịch có thể kể ra như tỉnh Shimanetỉnh Hiroshimatỉnh Kagawatỉnh Kochi.

- Bon tháng 8: đây là lễ hội Bon được tổ chức phổ biến nhất tại Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Lễ hội Obon lớn nhất Nhật Bản được biết đến là lễ hội Obon ở Kyoto.  

 

 

III. Trình tự nghi lễ Obon 

Lễ hội Obon được tổ chức hai lễ chính là lễ Mukaebi (Đón các linh hồn) và lễ Okuribi (Tiễn các linh hồn).  

- Ngày 13: Lễ đón các linh hồn. Vào chiều tối, người ta đặt những cây đèn thắp sáng trước bàn thờ và đốt những cuống gai đã tước trước vỏ ở vườn và cổng. Đây được gọi là “Lửa đón” để giúp các linh hồn thấy đường trở về nhà. 

- Ngày 14,15: Khoảng thời gian các linh hồn ở lại nhà. Lúc này người ta sẽ viếng thăm mộ người đã khuất và đặt đồ thờ cúng lên bàn thờ tại nhà để cúng cho các linh hồn. Đây cũng là thời điểm bắt đầu các sự kiện ngoài đường phố. 

- Ngày 16: Lễ tiễn các linh hồn. Lúc này người ta lại đốt lửa “Lửa tiễn đi” tại đúng vị trí đốt “Lửa đón” để thắp sáng đường tiễn các linh hồn về với thế giới bên kia. 

 

Nghi thức thả thuyền giấy trên sông tiễn đưa linh hồn về thế giới của họ

 

IV. Một số điểm khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân) vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Tuy có nhiều nét tương đồng về ý nghĩa ngày lễ, một số hoạt động,... nhưng theo văn hóa từng nước có điểm khác nhau nhất định. Việt Nam sẽ có tục đốt vàng mã cho người thân đã mất, Nhật Bản đốt lá gai để đón linh hồn người đã mất về nhà. Đồ cúng thờ của người Việt là món mặn trong một mâm cơm với nhiều món như thịt gà, giò, canh bóng bì thập cẩm,... Còn đồ cúng thờ của người Nhật chủ yếu là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… (một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Nhật) trông rất hấp dẫn.

 

 

Trên đây ATI Việt Nam vừa giới thiệu về Obon, một trong những ngày lễ lớn nhất của Nhật Bản. Hy vọng rằng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho các bạn quan tâm đến văn hóa, đất nước Nhật Bản. Hãy theo dõi bài viết của ATI Việt Nam để biết thêm nhiều điều thú vị của xứ sở hoa anh đào nhé.

 

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ATI VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 51, ngõ 22 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Ngoại Ngữ-ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0988 476 296 - 0866 722 099

Bình luận

Bài viết khác

Liên hệ tư vấn

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ATI VIỆT NAM

Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ